Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

Hãy sử dụng năng lượng theo hướng bền vững

Hiện nay hầu hết tất cả các tổ chức từ chính phủ tới phi chính phủ, từ doanh nghiệp tới cá nhân đều hướng tới hoạt động Sử dụng và tiết kiệm năng lượng theo hướng bền vững. Theo dự báo của các tổ chức quốc tế và nhiều chuyên gia, đến năm 2050, nhu cầu về năng lượng ở nước ta sẽ tăng lên 15 lần và chất thải cacbon phát ra do tiêu dùng năng lượng sẽ tăng 26 lần so với năm 2000. Bởi vậy, nếu không kịp thời có những chính sách phát triển năng lượng bền vững, thì Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ thiếu hụt năng lượng và chuyển thành nước nhập khẩu năng lượng trong tương lai.

Nguy cơ thiếu hụt năng lượng

Theo số liệu thống kê năm 2012 của Bộ Xây dựng, cả nước hiện có khoảng 756 đô thị các loại; con số này được dự báo sẽ tăng lên 1,5 lần trong giai đoạn 2015 - 2020. Đến năm 2025, dân cư đô thị được dự báo sẽ đạt xấp xỉ 52 triệu người, chiếm khoảng 50% tổng dân số cả nước. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu xây dựng hạ tầng đô thị, đặc biệt là nhà ở tăng cao; kéo theo đó là nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng lớn hơn. Cùng với đó, ô nhiễm môi trường cũng ngày càng trầm trọng hơn.
Với việc phát triển thiếu quy hoạch như hiện nay, tới năm 2025, Việt Nam được dự báo sẽ thiếu hụt tới 70% tổng năng lượng tiêu dùng cần thiết, kéo theo đó là nhu cầu nhập khẩu tăng cao và giá cả năng lượng sẽ biến động rất phức tạp.


Cần Thơ đã tiết kiệm năng lượng như thế nào?

Nền kinh tế xã hội của Cần Thơ cũng đã hòa cùng với tốc độ phát triển của đô thị, nhiều tòa nhà cao tầng đang mọc lên ngày càng nhiều, kéo nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng. Vì vậy, sử dụng năng lượng hiệu quả trong các tòa nhà không chỉ tiết kiệm lượng điện năng lớn, giảm thiểu chi phí mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
Trong một tòa nhà, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thiết bị văn phòng, hệ thống thang máy và các thiết bị phụ trợ khác như bơm nước, thông gió… tiêu tốn năng lượng khá lớn. Trên thực tế, hầu hết các tòa nhà hiện chưa có sự quan tâm đúng mức về hiệu quả sử dụng năng lượng. Hiện tượng thất thoát, lãng phí năng lượng trong các tòa nhà rất lớn, ngay từ khâu thiết kế, lựa chọn vật liệu cho đến vận hành đều gây lãng phí năng lượng. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tòa nhà cao tầng, vấn đề sử dụng năng lượng hiệu quả đang được đặt ra cấp thiết. Theo nhận định của ngành chuyên môn, thực hiện giải pháp tiết kiệm năng lượng tối ưu trong các tòa nhà cao tầng cần có giải pháp đồng bộ, không chỉ dựa vào các yếu tố kỹ thuật mà phải dựa vào các yếu tố tự nhiên trong thiết kế xây dựng như: khoảng không gian xanh để lấy ánh sáng và không khí từ thiên nhiên…
Những năm gần đây, Bộ Công thương đã tổ chức cuộc thi "Tòa nhà hiệu quả năng lượng" dành cho tất cả các tòa nhà, từ nhà công sở, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện... trên phạm vi cả nước. Đây là một trong những động thái tích cực góp phần giảm thiểu nguồn năng lượng tiêu hao cho đối tượng tòa nhà. Qua đó, tuyên truyền, giới thiệu những phương pháp sử dụng năng lượng tối ưu trong các tòa nhà. Tại TP Cần Thơ, Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ (2009) và khách sạn Victoria (2010) là 2 tòa nhà đạt giải "Tòa nhà hiệu quả năng lượng". Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ được thiết kế với nhiều yếu tố ưu việt trong tòa nhà như: tạo giếng trời lấy ánh sáng tự nhiên, có hồ nước giúp giảm bức xạ nhiệt…

Giải pháp tiết kiệm năng lượng kiểu mới

Tiết kiệm chi phí và tiết kiệm năng lượng là kim chỉ nam của bất kỳ công ty nào trong sản xuất và kinh doanh. Vì thế các nhà khoa học và tổ chức vì môi trường luôn tìm kiếm các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Mô hình dịch vụ giúp tiết kiệm năng lượng cao mang tên ESCO đang được nhiều người dân, doanh nghiệp quan tâm vì hiệu quả, tiện lợi.
Tiết kiệm năng lượng (TKNL) bị hao phí nhờ vào việc đầu tư nâng cấp, trang bị hệ thống thiết bị mới với mức đầu tư chỉ bằng 20% - 30% giá trị của hệ thống hoặc thậm chí hoàn toàn miễn phí là giải pháp xanh có thể giúp tiết kiệm hơn 70% điện năng. Tất cả là nhờ ESCO (Energy service company - doanh nghiệp thương mại chuyên thực hiện gói dịch vụ năng lượng), một mô hình dịch vụ TKNL hiệu quả, mới mẻ đang manh nha phát triển tại Việt Nam.


Bạn có tin chỉ cần giải pháp nhỏ nhưng tiệt kiệm điện hiệu quả

Việc hạn chế tiêu thụ điện trong giờ cao điểm có thể giúp tiết kiệm đến 50% chi phí điện. Tuy nhiên, cần cân nhắc hiệu quả kinh tế của giải pháp này vì có thể làm phát sinh các chi phí khác như: Lương ngoài giờ, tiến độ sản xuất không đảm bảo…

Thay động cơ non tải, đặt tụ bù

Theo ông Phạm Huy Phong - Phó giám đốc Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng thành phố Hồ Chí Minh, với những giải pháp như: Nâng cao hệ số công suất, thay thế động cơ non tải bằng động cơ có công suất nhỏ hơn cùng giải pháp quản lý phụ tải để hạn chế tiêu thụ điện trong giờ cao điểm sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được các chi phí về điện.

Ông Phong cho biết, giá điện được bán theo hệ số công suất. Nếu hệ số công suất thấp thì doanh nghiệp sẽ phải trả tiền điện vô công. Hai giải pháp cơ bản để nâng cao hệ số công suất là thay thế động cơ non tải bằng động cơ có công suất nhỏ hơn và đặt tụ bù. Việc thay thế động cơ có thể là giải pháp tốn kém, vì vậy ngay từ khâu mua sắm thiết bị, doanh nghiệp cần lựa chọn động cơ phù hợp với nhu cầu.

Công nghệ tự động đã áp dụng biến tần

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 50 nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ cần ứng dụng máy biến tần tiết kiệm điện. Trong đó có 5 nhà máy sử dụng năng lượng trọng điểm (Nhà máy Gạch KATALAN, Viglacera, Nhà máy Gạch kiềm tính Từ Sơn, Công ty CP gạch Cầu Ngà, Nhà máy Sứ thủy tinh cách điện).
Bình quân sử dụng điện trong lĩnh vực này khoảng 100 triệu kWh/năm. Trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng, gốm lại có mức tiêu hao năng lượng tương đối lớn. Tiêu hao năng lượng nhiều nhất trong sản xuất vật liệu xây dựng là khấu chế biến nguyên liệu đầu vào như: thái, nhào, trộn, khuấy…Tương tự, khâu đùn ép sản phẩm là công đoạn vận hành động cơ không tải- có tải không đều nên hao phí điện năng cũng khá nhiều. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần sử dụng các biện pháp công nghệ tác động vào quá trình hoạt động của các khâu sản xuất này để tiết kiệm năng lượng điện, giảm chi phí sản xuất.

Giải pháp tăng hiệu suất động cơ nhưng vẫn tiết kiệm điện

Khi sử dụng may bien tan với động cơ đồng bộ đã góp phần nâng cao hiệu suất làm việc của máy. Quá trình khởi động và dừng động hợp lý giúp cho tuổi thọ động cơ dài hơn, đồng thời an toàn, tiện lợi và việc bảo dưỡng động cơ ít hơn nên giảm số nhân công phục vụ, vận hành máy.

Tiết kiệm điện năng ở mức tối đa trong quá trình khởi động và vận hành những máy có tải theo tốc độ. Ngoài ra máy có thể kết nối với máy tính ở trung tâm điều kiển, như vậy nhân viên vận hành có thể theo dõi được hoạt động của toàn bộ hệ thống và các thông số vận hành (áp suất, lưu lượng, vòng quay…), trạng thái làm việc cũng như cho phép điều chỉnh, chuẩn đoán, xử lý sự cố có thể xảy ra.

Áp dụng giải pháp công nghệ sử dụng bộ lắp máy biến tần điều khiển tự động vào các khâu của quá trình sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ là sự lựa chọn tối ưu nhất để nâng cao hiệu suất làm việc và hiệu quả sản xuất. Tiết kiệm điện tiêu thụ bình quân cho mỗi động cơ khoảng 20-30% mà vẫn duy trì quá trình hoạt động sản xuất hoàn hảo. Vì vậy, theo tính toán nếu tất cả 50 nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều áp dụng và sử dụng bộ máy biến tần vào các khâu sản xuất sẽ tiết kiệm khoảng 14 triệu kWh/năm.

Vinasoy tiết kiệm điện như thế nào?

Nhờ cải tạo, thay thế các máy móc, thiết bị tiêu tốn nhiều năng lượng bằng các loại máy, thiết bị tiết kiệm năng lượng, cũng như áp dụng nhiều giải pháp tiết kiệm điện nên sản lượng điện tiết kiệm trung bình của Nhà máy Sữa đậu nành Vinasoy đã đạt hơn 500 ngàn kWh/năm.

Mạnh dạn đầu tư

Theo ông Nguyễn Đình Mẫn – Phó Trưởng phòng kỹ thuật Nhà máy Sữa đậu nành Vianasoy, sau khi phối hợp với Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM, đã tiến hành kiểm toán năng lượng toàn bộ Nhà máy năm 2010, nhằm xác định các điểm bất hợp lý trong dây chuyền sản xuất, để có những giải pháp cải tiến, đầu tư thay thế dần các thiết bị tiêu hao năng lượng bằng các thiết bị tiết kiệm năng lượng.

Mục tiêu tiết kiệm điện của Cty giấy Bãi Bằng

Nhà máy Giấy Bãi Bằng (Tổng công ty Giấy Việt Nam) là một tổ hợp công nghiệp khép kín sản xuất bột, giấy, điện hơi, nước, hóa chất, công suất thiết kế ban đầu là 48.000 tấn bột và 55.000 tấn giấy/năm nên cần ứng dụng may bien tan vào tiết kiệm điện.

Với mục tiêu sản xuất theo hướng xanh, bền vững, nhiều năm qua, Nhà máy Giấy Bãi Bằng luôn chủ động hoàn thiện cải tạo nâng cấp, đầu tư chiều sâu công nghệ nhằm sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả nhất nguồn nguyên liệu trong nước, năng lượng, hóa chất và nước sạch.

Mục tiêu tiết kiệm điện của Cty giấy Bãi Bằng

Nhà máy Giấy Bãi Bằng (Tổng công ty Giấy Việt Nam) là một tổ hợp công nghiệp khép kín sản xuất bột, giấy, điện hơi, nước, hóa chất, công suất thiết kế ban đầu là 48.000 tấn bột và 55.000 tấn giấy/năm nên cần ứng dụng may bien tan vào tiết kiệm điện.

Với mục tiêu sản xuất theo hướng xanh, bền vững, nhiều năm qua, Nhà máy Giấy Bãi Bằng luôn chủ động hoàn thiện cải tạo nâng cấp, đầu tư chiều sâu công nghệ nhằm sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả nhất nguồn nguyên liệu trong nước, năng lượng, hóa chất và nước sạch.

Các doanh nghiệp cần tiết kiệm điện để phát triển bền vững

Tiết kiệm năng lượng với ứng dụng máy biến tần không chỉ đơn giản là những con số tiết kiệm được mà nhìn từ góc độ phát triển bền vững, tiết kiệm năng lượng giúp doanh nghiệp phát triển đồng bộ từ giảm chi phí, tăng lợi nhuận, tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực quản lý, tăng tính cạnh tranh, giảm ô nhiễm môi trường…