Hiển thị các bài đăng có nhãn Biến tần. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Biến tần. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

Máy điều hòa không có biến tần tiết kiệm điện như thế nào?

Theo như chia sẻ của website PVN tietkiemnangluong.vn thì sử dụng điều hòa công nghệ biến tần (Inverter) được biết tới như một giải pháp hàng đầu để tiết kiệm điện năng. Tuy nhiên, với những gia đình đã “trót” lắp đặt điều hòa thông thường, liệu có thể tiết kiệm điện hiệu quả?
“Ngay cả với điều hòa không sử dụng công nghệ Inverter (may bien tan), các hộ gia đình vẫn hoàn toàn có thể tiết kiệm điện” – đó là khẳng định của ông Hoàng Quân, chuyên viên Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà Nội.
Theo ông Hoàng Quân, bí quyết tiết kiệm điện nằm ngay ở cách sử dụng điều hòa. Cụ thể:
Công suất điều hòa cần phù hợp với diện tích phòng
  • Đây là yếu tố rất quan trọng để sử dụng điều hòa tiết kiệm năng lượng và hiệu quả. Ví dụ, phòng từ 9-15 m2 nên sử dụng điều hòa khoảng 9000 BTU, phòng diện tích 15- 20 m2 nên chọn điều hòa 12000 BTU...
Lắp đặt đúng kỹ thuật
  • Khoảng cách từ dàn nóng đến dàn lạnh không quá 15 m.
  • Giàn nóng đặt ở vị trí thoáng mát, ánh nắng không chiếu trực tiếp vào giàn nóng, không bị cản gió, tốt nhất nên lắp ở hướng Bắc hoặc Nam.
  • Dàn lạnh phải treo đủ cao (trên 2,5m) để gió lạnh có thể lan tỏa đều trong phòng

Giải pháp máy biến tần cho máy nén khí để điều khiển tiết kiệm điện

Hiện nay hầu hết các máy móc công nghiệp đang áp dụng công nghệ biến tần để tiết kiệm năng lương. Đối với máy nèn khí cũng vậy, Máy biến tần cho máy nén khí có nhiêu phương pháp điều khiển, ở đây chúng tôi chia sẻ 1 trong nhiều phương pháp điều khiển máy nén khí với máy biến tần Rhymebus.

1. Phương pháp PID điều khiển máy nén khi với máy biến tần

Phương pháp này ta sẽ sử dụng một cảm biến áp suất đưa về làm tín hiệu phản hồi cho Bộ điều khiển PID và do đặc tuyến làm mát mà ta bắt buộc phải cài đặt tần số giới hạn dưới Fmin để tốc độ Động cơ không về Zero ( Nếu tốc độ động cơ xuống quá thấp sẽ ảnh hưởng đến bộ phận giải nhiệt). PP này được cho là khá hiệu quả trong rất nhiều trường hợp. NHưng đôi khi nó lại mang theo những tiềm tàng mà ta cần phải lưu tâm. Trong rất nhiều các máy nén khí, khi tôi sd pp này động cơ và may bien tan thường bị nóng, bộ phận làm mát không đủ khả năng giải nhiệt khiến Sensor nhiệt báo Over Heat liên tục.
Kiểm tra lại thì thấy Tải thay đổi thường xuyên, chu kỳ Load/ Unload quá nhỏ khiến may bien tan gia re và động cơ luôn hoạt động trong tình trạng Nhấp/ Nhả. Dùng máy đo tần số thì thấy xuất hiện rất nhiều răng cưa và gần như Tần số hoạt động không ổn định tại một điểm mà dao động liên tục xung quanh ngưỡng đó.

2. Phương pháp chạy đa cấp tốc độ

Trong phương pháp này, chúng ta điều khiển biến tần chạy đa cấp tốc độ. Khi load, biến tần chạy tốc độ cao, khi unload biến tần chạy tốc độ thấp hơn.
Chọn các giá trị
Công suất động cơ: 55 kW Giá điện: 1500 VNĐ/1kWh Số ngày làm việc/năm 280 ngày Giả sử giá biến tần + tủ điện: 60,000,000 VNĐ, nhân công lắp đặt: 2,000,000 VNĐ
Nhập thời gian Load trung bình trong một ngày làm việc: vào ô …..at 50Hz là tần số chạy đầy tải Fbase
Nhập thời gian Unload trung bình trong một ngày làm việc: vào ô….at 25Hz là tần số chạy không tải Fmin
Nhập xong Click: CACULATE sẽ cho ra Kết quả tính toán tiết kiệm điện năng và thời gian Hoàn vốn khi đầu tư thiết bị.
Quý khách hàng quan tâm về giải pháp lắp đặt biến tần tiết kiệm điện năng cho máy nén khí hãy liên hệ ngay với chúng tôi.