Theo như chia sẻ của website PVN tietkiemnangluong.vn thì sử dụng điều hòa công nghệ biến tần
(Inverter) được biết tới như một giải pháp hàng đầu để tiết kiệm điện
năng. Tuy nhiên, với những gia đình đã “trót” lắp đặt điều hòa thông
thường, liệu có thể tiết kiệm điện hiệu quả?
“Ngay cả với điều hòa không sử dụng công nghệ Inverter (may bien tan),
các hộ gia đình vẫn hoàn toàn có thể tiết kiệm điện” – đó là khẳng
định của ông Hoàng Quân, chuyên viên Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà
Nội.
Theo ông Hoàng Quân, bí quyết tiết kiệm điện nằm ngay ở cách sử dụng điều hòa. Cụ thể:
Công suất điều hòa cần phù hợp với diện tích phòng
- Đây là yếu tố rất quan trọng để sử dụng điều hòa tiết kiệm năng lượng và hiệu quả. Ví dụ, phòng từ 9-15 m2 nên sử dụng điều hòa khoảng 9000 BTU, phòng diện tích 15- 20 m2 nên chọn điều hòa 12000 BTU...
Lắp đặt đúng kỹ thuật
- Khoảng cách từ dàn nóng đến dàn lạnh không quá 15 m.
- Giàn nóng đặt ở vị trí thoáng mát, ánh nắng không chiếu trực tiếp vào giàn nóng, không bị cản gió, tốt nhất nên lắp ở hướng Bắc hoặc Nam.
- Dàn lạnh phải treo đủ cao (trên 2,5m) để gió lạnh có thể lan tỏa đều trong phòng
Không gian sử dụng
- Đóng kín cửa phòng khi sử dụng điều hòa.
- Trong phòng có lắp điều hòa, nên bày trí ít đồ đạc, tạo không gian thoáng để hơi lạnh dễ dàng lan tỏa.
- Không sử dụng các thiết bị như bàn là, bếp, bình đun nước trong phòng sử dụng điều hòa.
- Sử dụng rèm che, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào phòng.
Lựa chọn nhiệt độ làm lạnh phù hợp
- Khi khởi động điều hòa, bạn không nên sử dụng chế độ làm lạnh nhanh, hay đặt nhiệt độ ở mức thấp để làm lạnh cấp tốc, sẽ gây tiêu tốn rất nhiều điều năng.
- Nên đặt nhiệt độ từ 25- 27 độ C, sau đó chọn bổ sung chức năng điều chỉnh cánh gió, quạt của điều hòa để giúp tăng khả năng luân chuyển không khí trong phòng.
Bảo dưỡng định kỳ
- Vệ sinh các tấm lọc bụi thường xuyên.
- Dàn nóng và dàn lạnh nên bảo dưỡng 1 mỗi năm. Nếu lắp đặt tại khu vực có nhiều bụi, nên tiến hành vệ sinh trên 2 lần/năm
- Đường ống lạnh phải được bảo ôn bằng vật liệu tốt