Tại Việt Nam, hiện nay trước nhu cầu ngày càng gắt gao về năng lượng nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho sản xuất may bien tan gia re, sinh hoạt của nền kinh tế quốc dân trong bối cảnh hội nhập đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những khái niệm trên đã được các nhà hoạch định quản lý, các nhà khoa học…quan tâm tiếp cận nghiên cứu có hệ thống với nhiều hướng gợi mở khả quan. Theo đánh giá ban đầu, các nguồn năng lượng mới và tái tạo của Việt Nam như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối…đều ẩn chứa nhiều tiềm năng và khả năng khai thác. Cái chúng ta cần là làm thế nào để sớm đánh giá và “đánh thức” được những tiềm năng trên nhằm khai thác và sử dụng biến tần giá rẻ một cách hiệu quả.
Mối quan tâm toàn cầu.
Thế giới đang ngày càng ý thức được rõ rệt hơn sự hữu hạn của các nguồn tài nguyên. Vì thế cuộc cạnh tranh tìm kiếm các nguồn năng lượng mới sẽ ngày càng khốc liệt trên phạm vi toàn cầu. Theo dự báo của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), nếu mức tiêu thụ năng lượng của thế giới tiếp tục giữ ở mức như hiện nay, dự báo thị trường năng lượng toàn cầu sẽ tăng khoảng 55% trong thời gian từ năm 2005-2030. Không bàn cãi nhiều, nguồn nhiên liệu hóa thạch như dầu, than vẫn đóng vai trò chủ đạo, chiếm 84% tổng nhu cầu từ nay đến năm 2030 trong đó dầu vẫn là nhiên liệu tiêu thụ nhiều nhất, khoảng 86,5 triệu thùng/ngày trong năm 2008. Với nhu cầu tiêu dùng năng lượng liên tục tăng trong khi các giếng dầu gần như đã hoạt động hết công suất thì trữ lượng dầu mỏ chỉ có thể được khai thác thêm khoảng 40–50 năm nữa. Mặc dù đã có những nghiên cứu và áp dụng các nguồn năng lượng có khả năng tái tạo, năng lượng sạch… thì việc sử dụng các nguồn năng lượng này trên một quy mô lớn vẫn còn là một tương lai xa vời.