Các thanh niên đang dán mắt, reo hò ầm ĩ trước tivi màn hình lớn phát trực tiếp trận đấu bóng đá World Cup 2010. Mấy chiếc quạt máy quay vù vù giải nhiệt thời tiết nóng bức. Phía sau nhà máy biến tần giá rẻ, trại heo cũng được thông gió và làm mát bằng các dàn máy lạnh tự chế. Nhìn cảnh người dân mua bán máy biến tần sử dụng đồ điện thoải mái này, hiếm ai nghĩ điện lưới khu vực này đã bị “liệt” hoàn toàn vì cúp điện...
Không sợ cúp điện
Thấy tôi vã mồ hôi vì đường xa, ông Trần Văn Tâm ở ấp Phú Trung, xã An Phú, huyện Củ Chi, TP.HCM, kêu con bật thêm quạt, rồi mở tủ lạnh lấy nước mát mời khách. Tôi ngạc nhiên vì trước lúc ghé vô đây đã được biết khu này bị cúp điện cả ngày. Ông Tâm mở thêm mấy cái bóng đèn, cười rổn rảng: “Nói thiệt bụng có cúp điện cả tháng tui cũng không ngán”. Tôi đảo mắt tìm máy phát điện chạy xăng, dầu nhưng không thấy. Ông Tâm hiểu ý: “Dân quê mần đâu ra tiền mà xài máy xăng. Tụi tui phải tự chế thôi”.
Theo ông Tâm, tôi ra sau nhà tham quan “nhà máy” điện đặc biệt của gia đình. Thật bất ngờ, đó lại là một chiếc máy cũ kỹ, gỉ sét, được lắp ráp tạm bợ như đống sắt vụn. Ấn tượng duy nhất là những dây nhợ lằng nhằng nối vào nó. Đầu vào của máy là ống nhựa lớn như dây dẫn bình gas, còn đầu ra là mấy sợi dây điện khá lớn.
Theo ông Tâm, máy này đang phát đến 10kW điện nên phải cần dây điện lớn để đủ tải cho những thiết bị máy bơm, tivi, tủ lạnh, quạt máy, bóng đèn. Tuy nhiên, “mạch máu” quan trọng nhất của máy phát điện tự chế này lại là đoạn ống nhựa có một đầu nối vào máy, còn đầu kia nối với... hầm phân heo.
Như “đống sắt vụn” nhưng máy phát điện biogas của ông Hai Mun giải nhiệt được những ngày nắng nóng, cúp điện.
Chờ tôi lên nhà trên tận hưởng các thiết bị điện tiện ích trong mùa nắng nóng và điện lưới quốc gia bị chập chờn, ông Tâm mới hướng dẫn tôi tìm hiểu cặn kẽ máy phát điện độc đáo của mình. “Bình xăng” của máy phát điện này là một... hố bom to chành ành ở vườn sau. Phân heo từ trại nuôi kế bên chảy tọt xuống đó.
Ông Tâm thu khí biogas bằng cách trùm bạt nhựa kín lên mặt hố bom. Một ống nhựa dẫn khí biogas thu được từ hố bom nối vào máy phát điện. Và thế là trong lúc người dân ở các khu vực khác đang khốn khổ vì cúp điện, lúc nào ông Tâm cũng có 10kW điện tự chủ của riêng mình.
Gia đình sử dụng không hết điện, ông Tâm câu dây điện cho thêm hàng xóm, bà con ở kế bên. Họ xài ké điện thừa nhưng vẫn sử dụng được tivi, quạt máy, bóng đèn, máy bơm nước... thoải mái mà không cần điện lưới quốc gia. Tính ra, mỗi tháng ông Tâm tiết kiệm khoảng 3 triệu đồng so với giá điện nhà nước. Ông tiết lộ kế hoạch sắp tới sẽ phát triển số lượng đàn heo và tăng máy phát điện lên 15-20kW nhờ thêm lượng biogas chạy máy. Lúc đó, ông sẽ dư thêm điện để chia cho nhiều nhà hàng xóm hơn.
Gần nhà ông Tâm, ngôi nhà cao tầng của chị Nguyễn Thị Thảo cũng đang sáng rực ánh đèn trong lúc điện lưới đang cúp. Ngoài sử dụng các đồ điện thông thường như quạt, đèn, tivi, tủ lạnh, máy giặt..., nhà chị còn chạy cả máy lạnh trong phòng ngủ, máy hàn ở xưởng cơ khí. Và tất cả đều trông chờ vào máy phát điện chạy bằng... hầm phân heo.
Ở ấp 5, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, nhà các ông Hai Mun, Sáu Sanh... cũng chạy máy quạt mát rượi và thoải mái reo hò với bóng đá World Cup giữa ngày cúp điện. Ông Hai Mun cười khà khà chỉ tôi xem năng lượng chạy máy phát điện 5kW của mình không phải bằng xăng dầu, cũng không phải bằng phân heo, mà từ... phân bò và “gia tăng” một chút phân gà.
Giữa ngày cúp điện nhưng “hai lúa” Trần Văn Tâm vẫn phát được điện để xem bóng đá
Rời Củ Chi, tôi qua các địa phương khác cũng chứng kiến nhiều nông dân đang chủ động thay thế dần nguồn điện lưới quốc gia bằng điện từ nguồn phân thải chăn nuôi. Ông Nguyễn Văn Dục, ấp Đoàn Kết, xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, Đồng Nai, kể đã tự phát điện được hơn 10 năm. Chiếc máy 7,5kW của ông có thể chạy suốt ngày bằng biogas từ trại heo 1.000 con. Ngoài điện phục vụ gia đình và trại heo, ông còn tự cung đủ điện để chạy nhà máy xay xát nông sản và thức ăn gia súc. “Cái hay nhất là mình có thể chủ động hoàn toàn được nguồn điện bất cứ lúc nào mà không cần lưới điện nhà nước...” - ông Dục tâm sự.
Phát minh “độc”
Nhớ lại hồi anh Phong, chồng mình, mày mò nghiên cứu chế tạo máy phát điện biogas, chị Nguyễn Thị Thảo cười tự hào: “Bận đó nhiều người chê ông xã tui quá xá. Họ nói cạnh tranh với các kỹ sư chi cho mệt, mua máy phát điện chạy xăng cho khỏe. Nhưng ổng vẫn mày mò làm. Đến khi máy phát điện chạy bằng phân heo của ổng thành công, chính những người chê bai lúc trước lại đến hỏi han công nghệ”.
Kể chuyện mình, ông Trần Văn Tâm cũng cười khà khà nói phải mất gần một năm học hỏi và mày mò nghiên cứu chế tạo máy phát điện. Đầu tiên, ông sử dụng phân chăn nuôi để làm biogas nấu nướng nhưng vẫn thừa gas. Sau đó, ông nghĩ nếu nguồn khí này đốt lửa được cũng sẽ chạy được máy phát điện. Ông lùng sục máy xe hơi phế thải và mua dynamo phát điện về nghiên cứu gắn kết đồng bộ. Sau khi tự tay “phá nát” hai chiếc máy xe, ông đã có thể mày mò được công nghệ phát điện từ phân thải chăn nuôi. Ông chế tạo luôn một lúc hai chiếc máy 7,5kWvà 10kW để thay phiên nhau cung cấp điện suốt những ngày điện lưới bị cúp.
Theo ông Tâm, công nghệ chế tạo máy phát điện bằng biogas hiện nay đã phổ biến rộng và rẻ tiền, dễ sử dụng. Mấu chốt quan trọng nhất là nguồn cung năng lượng cho máy từ phân thải chăn nuôi. Chỉ đàn heo hay trâu, bò từ 30 con trở lên đã có thể cung cấp được biogas cho những máy phát điện cỡ nhỏ. Riêng những trại heo công nghiệp có quy mô từ vài trăm đến vài ngàn con thì vận hành được máy phát điện 10-50kW.
Hiện nay, ngoài chế tạo máy phát điện sử dụng gia đình, những “hai lúa” này còn cung cấp cả máy cho khách hàng có nhu cầu. Riêng ông Tâm đã bán được khoảng 30 máy đi khắp miền Tây, Đông Nam bộ, miền Trung... Trong đó có máy lên đến 20kW, đủ điện sử dụng cho cả xóm dân. Giá thành mỗi máy của ông bán chỉ 10-20 triệu đồng, được bảo hành và có thể sử dụng nhiều năm nếu bảo trì kỹ.
Ở Đồng Nai, ông Nguyễn Văn Dục đã bán gần 70 máy phát điện của mình. Chiếc máy lớn nhất mà ông chế tạo lên đến 60kW có thể thắp sáng và chạy quạt mát cho cả ấp dân cư trong những đêm hè mất điện, nóng bức. Đặc biệt, ông từng khảo sát, thiết kế một số máy phát điện nhỏ chạy bằng sức nước ở các con suối vùng cao.
“Bà con trên đây thường chăn nuôi nhỏ, không đủ biogas để chạy máy phát điện nên phải sử dụng sức nước” - ông Dục cho biết thêm việc lắp ráp máy phát điện từ các con suối đơn giản, nhưng đòi hỏi người lắp ráp phải đi khảo sát thực tế. Với những con suối nhỏ, điện phát yếu nhưng cũng có thể thắp sáng được vài bóng đèn hay tivi nhỏ để giải quyết nhu cầu giải trí cho dân vùng cao mua ban may bien tan.
Tags: máy biến tần 1 pha, máy biến tần 3 pha, may bien tan, máy biến tần, máy biến tần dùng để làm gì. Biến tần vào 1 pha 220V ra 3 pha 220V, máy biến tần 1 pha ra 3 pha, biến tần vào 1 pha 220v ra 3 pha 380v, ✅✅Tin tức chia sẻ, Tin tức, Chế tạo máy phát điện sử dụng gia đình, Máy biến tần
Xin cám ơn!