Thứ Năm, 9 tháng 7, 2020

Ngành hàng không dân dụng nghiên cứu TKNL

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Massachusetts MIT vừa cho ra mắt hai máy bay với hai thiết kế mới mà theo họ sẽ mở đầu cho kỷ nguyên sạch hơn và không ồn ào của ngành hàng không dân dụng.
Hai thiết kế may bien tan gia re với tên gọi “thân kép” và “thân cánh hỗn hợp” có thể giúp giảm 70% lượng nhiên liệu tiêu thụ cũng như hạn chế 75% khí thải NOx so với các máy bay thương mại hiện tại.
Ý tưởng của MIT đã được trình lên NASA vào tháng Tư như là một phần của hợp đồng nghiên cứu trị giá 2,1 triệu đô la nhằm tìm cách nâng cao hiệu quả của máy bay trong tương lai.
Dòng D “thân kép” là một thiết kế tiềm năng có thể kế tục loại máy bay trung bình và ngắn 737 của Boeing trong khi dòng H “thân cánh hỗn hợp” được nghiên cứu nhằm thay thế cho Boeing 777 với 300 ghế.
MIT đã không dùng cấu trúc thân hình ống và cánh truyền thống cho dòng D. Thay vào đó họ ghép hai ống thân máy bay và đặt chúng cạnh nhau.
Các động cơ thường được gắn dưới cánh nay được chuyển xuống phía đuôi của máy bay và sử dụng một hệ thống đẩy có tên Boundary Layer Ingestion (BLI).
Ở máy bay truyền thống, các động cơ đặt dưới cánh phải thu nhận một dòng khí liên tục di chuyển nhanh. Nhưng với hệ thống BLI, dòng khí tiếp xúc với động cơ di chuyển chậm hơn do ở phía sau thân máy bay, do đó tiêu thụ ít nhiên liệu hơn cũng như giảm tiếng ồn bán biến tần giá rẻ.
MIT cho biết bất lợi của thiết kế này là áp lực động cơ gia tăng. Tuy nhiên theo giáo sư thủy động lực học Mark Drela của MIT và nhà thiết kế chính của dòng D, nhược điểm này có thể bị loại bỏ nếu cho máy bay bay chậm hơn một chút so với tốc độ thông thường của Boeing 737.
Ngoài ưu điểm tiết kiệm nhiên liệu và giảm tiếng ồn, dòng máy bay D còn có hình dáng giống những máy bay thông thường nên có thể tận dụng cơ sở hạ tầng và các thiết bị có sẵn.
MIT có kế hoạch thiết kế hai phiên bản của dòng D. Một phiên bản sẽ chủ ý được đơn giản hóa để phù hợp với công nghệ hiện nay và được sản xuất từ nhôm như các loại máy bay khác. Phiên bản còn lại sẽ gồm những vật liệu và động cơ phức tạp, công nghệ cao mà hiện tại vẫn chưa xuất hiện.
Dòng máy bay H được cho là tham vọng hơn khi sử dụng công nghệ tương tự như dòng D nhưng thử nghiệm thêm ý tưởng dùng nhiều động cơ nhỏ hơn.
Dòng H có thân và cánh được bẻ cong như hình tam giác làm nó nhẹ hơn và nhanh hơn máy bay thông thường. Tuy nhiên giáo sư Drela cũng thừa nhận rằng để dòng H được đưa vào vận hành thương mại thì tất cả các sân bay hiện nay cần phải được thiết kế lại.
Với việc hoàn thành giai đoạn I, giáo sư Drela hi vọng các ý tưởng trên sẽ được phát triển biến tần giá rẻ lên mức độ cao hơn đồng nghĩa với việc thử nghiệm các mẫu vật trong hầm khí động học và hợp tác với nhà sản xuất máy bay nhằm biến các thiết kế trở thành hiện thực.
Xin cám ơn!