Hiện nay hầu hết tất cả các tổ chức từ chính phủ tới phi chính phủ, từ doanh nghiệp tới cá nhân đều hướng tới hoạt động Sử dụng và tiết kiệm năng lượng theo hướng bền vững.
Theo dự báo của các tổ chức quốc tế và nhiều chuyên gia, đến năm 2050,
nhu cầu về năng lượng ở nước ta sẽ tăng lên 15 lần và chất thải cacbon
phát ra do tiêu dùng năng lượng sẽ tăng 26 lần so với năm 2000. Bởi
vậy, nếu không kịp thời có những chính sách phát triển năng lượng bền
vững, thì Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ thiếu hụt năng lượng và chuyển
thành nước nhập khẩu năng lượng trong tương lai.
Nguy cơ thiếu hụt năng lượng
Theo
số liệu thống kê năm 2012 của Bộ Xây dựng, cả nước hiện có khoảng 756
đô thị các loại; con số này được dự báo sẽ tăng lên 1,5 lần trong giai
đoạn 2015 - 2020. Đến năm 2025, dân cư đô thị được dự báo sẽ đạt xấp xỉ
52 triệu người, chiếm khoảng 50% tổng dân số cả nước. Điều này đồng
nghĩa với việc nhu cầu xây dựng hạ tầng đô thị, đặc biệt là nhà ở tăng
cao; kéo theo đó là nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng lớn hơn. Cùng
với đó, ô nhiễm môi trường cũng ngày càng trầm trọng hơn.
Với
việc phát triển thiếu quy hoạch như hiện nay, tới năm 2025, Việt Nam
được dự báo sẽ thiếu hụt tới 70% tổng năng lượng tiêu dùng cần thiết,
kéo theo đó là nhu cầu nhập khẩu tăng cao và giá cả năng lượng sẽ biến
động rất phức tạp.