Viễn thông là việc truyền dẫn thông tin giao tiếp qua một khoảng cách đáng kể để về địa lý.
Vào thời xưa, viễn thông gồm việc dùng các tín hiệu hình ảnh, chẳng
hạn như đèn hiệu, tín hiệu khói, điện báo semaphore, tín hiệu cờ, quang
báo, hoặc tin nhắn âm thanh như tiếng trống, tiếng tù và, tiếng còi.
Thời hiện đại, viên thông là việc dùng các thiết bị điện như máy điện
báo, điện thoại, máy telex, cũng như dùng thông tin liên lạc vi ba, vô
tuyến, sợi quang và kết hợp với vệ tinh thông tin và Internet.
Cuộc cách mạng trong ngành viễn thông không dây bắt đầu vào thập niên
1900 với những phát triển tiên phong trong lĩnh vực vô tuyến và thông
tin liên lạc không dây nhờ Nikola Tesla và Guglielmo Marconi. Marconi
đã giành giải Nobel Vật lý năm 1909 cho những nỗ lực của ông. Các nhà
phát minh và phát triển tiên phong đáng chú ý khác trong lĩnh vực điện
và điện tử gồm Charles Wheatstone và Samuel Morse (điện báo), Alexander
Graham Bell (điện thoại), Edwin Armstrong điều chế tần số radio may bien tan gia re, và Lee de Forest (vô tuyến), cũng như John Logie Baird và Philo Farnsworth (truyền hình).
Dung lượng hiệu dụng của thế giới để trao đổi thông tin qua mạng viễn
thông hai chiều đã tăng từ 281 petabyte thông tin (đã nén tối ưu) năm
1986 lên 471 petabyte vào năm 1993, và tới 2,2 exabyte (đã nén tối ưu)
vào năm 2000, cho đến năm 2007 thì lên tới 65 exabyte (đã nén tối ưu).
Lượng thông tin này tương đương với 2 trang báo cho mỗi người trong một
ngày vào năm 1986 và toàn bộ 6 tờ báo cho mỗi người một ngày vào năm
2007. Với sự tăng trưởng này, viễn thông đóng một vai trò ngày càng quan
trọng trong nền kinh tế thế giới và doanh thu của ngành công nghiệp
viễn thông toàn thế giới ước tính đạt 3,85 nghìn tỷ USD vào năm 2008.
Doanh thu dịch vụ của ngành công nghiệp viễn thông toàn cầu ước tính
đạt 1,7 nghìn tỷ USD năm 2008 và dự kiến đạt 2,7 nghìn tỷ USD vào năm
2013.