Trong các thiết bị như quạt gió, máy nén
khí, bơm ly tâm… kiểu truyền thống, lưu lượng (tải) được điều chỉnh
bằng các van tiết lưu theo yêu cầu công việc, nhưng công suất điện cung
cấp vẫn không thay đổi, nên sẽ gây lãng phí điện năng. Khi thay đổi
được tần số f, ta sẽ điều chỉnh được tốc độ quay n của động cơ (vì
n=60f/p, p là số cặp cực), nên điều chỉnh được lưu lượng Q (vì Q~n). Vì
công suất của động cơ tỷ lệ với lập phương tốc độ quay (P~n3), nên khi
cần giảm lưu lượng thì công suất tiêu thụ của động cơ sẽ giảm theo hàm
bậc ba, chẳng hạn lưu lượng giảm 10%-20%-30%-40% Qđm thì công suất
tiêu thụ sẽ giảm tương ứng 22%-44%-61%-73% Pđm (hình 4) – Đây quả là
con số tiết kiệm thật ấn tượng!
Nguyên lý cơ bản của bộ biến tần
khá đơn giản: Đầu tiên, nguồn điện AC được chỉnh lưu và lọc thành
nguồn DC bằng các bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ. Sau đó, điện áp DC được
biến đổi nghịch lưu thành điện áp AC, thông qua hệ transistor lưỡng
cực có cổng cách ly (IGBT) bằng phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM)
như hình 5. Nhờ tiến bộ của công nghệ vi xử lý và công nghệ bán dẫn,
tần số chuyển mạch xung có thể lên tới dải tần số siêu âm nhằm giảm
tiếng ồn cho động cơ và giảm tổn thất trên lõi sắt. Như vậy, khi sử
dụng biến tần, ta có thể điều tiết được lưu lượng thông qua việc điều
chỉnh tốc độ động cơ mà không cần dùng đến các van tiết lưu nữa, nhờ đó
điện năng cung cấp cho động cơ được tiết giảm hơn.
Sử dụng bộ biến tần cho động cơ còn có
lợi về giảm dòng điện và sụt áp khi động cơ khởi động, có thể điều
chỉnh tốc độ vô cấp, loại bỏ bớt các kết cấu hộp số và giảm tổn thất …
Nếu quý khách hàng có ý định muốn lắp đặt may bien tan vui lòng liện trực tiếp chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ giải đáp.