Cả hai mạch chỉnh lưu nửa sóng và toàn
sóng đều có nhược điểm là nó thay đổi theo dạng của sóng đầu vào, mà
không cung cấp điện áp không đổi. Để tạo ra một dạng điện áp một chiều
đều đặn từ ngõ ra của bộ chỉnh lưu, cần phải có một mạch "san bằng",
còn gọi là mạch lọc. Mạch lọc đơn giản nhất dùng một tụ tích điện, hay
tụ lọc hoặc tụ san bằng đặt vào đầu ra của mạch chỉnh lưu. Mạch này vẫn
còn lưu lại một ít thành phần điện áp xoay chiều (gợn sóng) vì điện áp
không hoàn toàn bằng phẳng.
Kích thước của tụ điện thể hiện tính
kinh tế. Đối với một tải cho sẵn, tụ điện càng lớn càng làm giảm độ gợn
sóng, nhưng lại làm tăng giá thành, và làm tăng dòng điện đỉnh trên
thứ cấp của cuộn dây thứ cấp máy biến tần
và mạch cấp nguồn cho nó. Trong những trường hợp đặc biệt, nhiều bộ
chỉnh lưu nối vào điểm phân phối nguồn, sẽ gây khó khăn cho sự bảo đảm
dạng hình sin của điện áp.
Với một hệ số gợn sóng cho trước, độ lớn
của tụ lọc sẽ tỷ lệ với dòng điện tải, tỷ lệ nghịch với tần số chỉnh
lưu, và số lượng các đỉnh của dạng sóng trong mỗi chu kỳ. Dòng điện tải
và tần số nguồn cấp thường ngoài tầm kiểm soát của người thiết kế mạch
chỉnh lưu nhưng số lượng đỉnh trong mỗi chu kỳ lại có thể điều khiển
được bằng cách chọn sơ đồ chỉnh lưu thích hợp.
Mạch chỉnh lưu bán sóng cho 1 điện áp
đỉnh trên mỗi chu kỳ, vì thế thường chỉ sử dụng cho các ứng dụng có
dòng điện nhỏ. Mạch chỉnh lưu toàn sóng một pha cho 2 đỉnh trên mỗi chu
kỳ, và đây là cách tốt nhất cho mạch chỉnh lưu một pha. Đối với chỉnh
lưu ba pha, có đến 6 đỉnh trên mỗi chu kỳ và có thể cao hơn nếu ta sử
dụng các biến áp thích hợp trước bộ chỉnh lưu nhằm tăng số pha lên.
Tuy nhiên, để đơn giản có thể chỉ cần một tụ lọc.
Nếu dòng điện tải phụ thuộc nhiều vào
mức độ gợn sóng của nguồn, có thể dùng một bộ ổn áp thay cho các tụ lọc
cỡ lớn. Cả hai đều để giảm độ gợn sóng và để ngăn chặn sự thay đổi của
điện áp ra theo điện áp nguồn và theo dòng tải.
Thông tn được Công ty TNHH công nghiệp may bien tan Đại Quang sưu tầm và chia sẻ từ chuyên trang wikipedia.org.