Điều chế tần số được áp
dụng trong kỹ thuật vô tuyến điện và kỹ thuật xử lý tín hiệu. Người ta
truyền thông tin trên một sóng mang cao tần bằng hai cách. Thay đổi tần
số sóng mang theo tín hiệu cần truyền, trong khi biên độ của sóng mang
cao tần không thay đổi, đó là kỹ thuật điều chế tần số.
Và điều chế biên độ của sóng mang theo tín hiệu cần truyền mà tần số
sóng mang vẫn giữ nguyên. Ngoài ra còn nhiều phương pháp điều chế khác,
như điều chế pha, điều chế mạch xung, điều chế biên mã, điều chế đơn
biên...
Về phạm vi băng sóng điều tần có những
tiêu chuẩn khác nhau: Tiêu chuẩn OIRT (tổ chức quốc tế về truyền thanh
và truyền hình) có dải sóng từ 65,8 MHz đến 73 MHz. Tiêu chuẩn CCIR
(hội đồng tư vấn quốc tế về vô tuyến điện) có giải tần 87,5 MHz đến 104
MHz. Mỹ và Nhật lại dùng dải rộng hơn là từ 87,5 MHz đến 108 MHz
Người ta đã biết phương pháp điều tần từ lâu trong may bien tan,
nhưng ít chú ý, vì cho rằng không có ưu điểm gì nổi bật so với điều
biên. Khoảng năm 1940 thì mới dùng rộng rãi kỹ thuật điều tần, vì phát
hiện thấy ưu điểm chống can nhiễu của nó. Hiện nay kỹ thuật này được sử
dụng rộng rãi trong phát thanh, hệ thống vô tuyến hai chiều (hữu
tuyến), hệ thống ghi băng từ và hệ thống truyền dẫn video. Trong hệ
thống vô tuyến, điều tần với băng thông đủ cung cấp một lợi thế trong
việc triệt tạp âm tự nhiên. Ma-níp dịch tần (FM số) được sử dụng rộng
rãi trong các modem dữ liệu và fax.